NỘI DUNG

 I. Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

 II. Một số dấu hiệu cho biết cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ

 1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

 2. Tâm lý bất ổn

 3. Giảm ham muốn tình dục

 4. Da nổi mụn, tiết nhiều bã nhờn

 5. Rối loạn tiêu hóa

 6. Huyết áp tăng bất thường

 III. Những bài thuốc dân gian trị rối loạn nội tiết tố vừa bổ vừa ngon cho các chị em

 a) 7 món ăn trị rối loạn nội tiết tố vừa bổ vừa ngon

 1. Canh khoai sọ nấu rong biển và cá viên

 2. Canh bách hợp nấu nhãn và thịt bò

 3. Canh bí đỏ nấu sườn

 4. Canh hạt sen nấu thịt nạc

 5. Canh đậu nành nấu cải trắng

 6. Canh táo xanh nấu nha đam

 7. Canh thịt heo nấu mướp đắng

 b) 5 phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

 1. Tỏi

 2. Cây trinh nữ hoàng cung

 3. Dầu dừa

 4. Sữa ong chúa

 5. Ngải cứu

 

I. Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

rối loạn nội tiết tố nữ là gì

Một trong những hoocmon quan trọng nhất trong cơ thể người phụ nữ, được xem là chìa khóa trong việc bảo vệ sức khỏe, quyết định vóc dáng, sự trẻ trung từ trong ra ngoài của phái nữ chính là nội tiết tố. Có tên khoa học là estrogen, nội tiết tố nữ do buồng trứng, nhau thai, tuyến thượng thận,... tiết ra, sau đó di chuyển theo máu tới các bộ phận của cơ thể.

Rối loạn nội tiết tố nữ, còn được gọi là rối loạn hoocmon, là hiện tượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, ngăn cản quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ về sau của người phụ nữ.

II. Một số dấu hiệu cho biết cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ

dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ

1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên rối loạn nội tiết tố là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này.

Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn thường lệ. Thêm vào đó, lượng máu kinh (thường ra ít máu hơn) và thời gian kéo dài của mỗi chu kỳ cũng bị biến đổi theo.

Người nào hành kinh 2-3 tháng một lần (tình trạng này còn được gọi là tắc kinh hoặc vô kinh) cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ ở mức độ nghiêm trọng, cũng chính là rối loạn rụng trứng. Tình trạng này kéo dài không được khắc phụ có thể dẫn tới vô sinh.

2. Tâm lý bất ổn

Nội tiết tố là hoocmon sinh dục nữ có tác dụng mạnh nhất đối với các chất dẫn truyền thần kinh trong não, chính vì thế khi lượng estrogen biến động sẽ dẫn tới những thay đổi về mặc cảm xúc, nhất là trong những ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, thường được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Khi cơ thể ở trong tình trạng này, các chị em thường có cảm thấy bất an, vui buồn thất thường mà không có nguyên nhân rõ ràng.

3. Giảm ham muốn tình dục

giảm ham muốn tình dục

Rối loạn nội tiết tố có thể làm giảm lượng hoocmon testosterone ở nữ giới, dẫn tới nhu cầu về tình dục cũng bị giảm theo, khó đạt cực khoái mỗi khi ân ái.

4. Da nổi mụn, tiết nhiều bã nhờn

Da nổi mụn, tiết nhiều bã nhờn

Cơ thể tự nhiên nổi mụn một cách bất thường là do sự thay đổi của hệ thống nội tiết, đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề về da.

Ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, da nổi mụn và tiết bã nhờn một cách bất thường đều là hệ quả của việc cơ thể người đang có những trục trắc trong hệ thống nội tiết.

Nữ giới khi bắt đầu tuổi dậy thì, làn da xuất hiện mụn trứng cá và tiết ra nhiều bã nhờn, bởi đây chính là lúc cơ thể có những thay đổi, các bạn gái bước sang giai đoạn trưởng thành, nội tiết tố cũng do vậy mà bị tác động.

Tuy nhiên, cũng tình trạng đó nhưng xảy ra ở những người phụ nữ trưởng thành, đó là dấu hiệu của việc lượng estrogen trong cơ thể bất ngờ bị suy giảm.

5. Rối loạn tiêu hóa

Các chị em thường bị đau bụng, hoặc có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng... mà không phải do các vấn đề về đường ruột gây ra thì nguyên nhân có thể là do rối loạn nội tiết tố nữ gây nên.

Sự thay đổi bất thường ở hệ thống nội tiết dẫn tới việc cơ thể giải phóng nhiều prostaglandine, khiến cổ tử cung co thắt mạnh gây đau bụng. Nồng độ prostaglandine tiết ra nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy, táo bón.

6. Huyết áp tăng bất thường

Các chị em có chỉ số huyết áp tăng một cách bất thường trong khi không có tiền sử bệnh về huyết áp cũng nên lưu ý vì rất có thể là do những thay đổi nội tiết gây ra.

Huyết áp tăng cao là do cơ thể đang thừa natri, mà lượng natri cao chính là do sự rối loạn của hoocmon aldsteron –một trong những biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ.

Huyết áp tăng bất thường

III. Những bài thuốc dân gian trị rối loạn nội tiết tố vừa bổ vừa ngon cho các chị em

a) 7 món ăn trị rối loạn nội tiết tố vừa bổ vừa ngon

bài thuốc dân gian trị rối loạn nội tiết tố

1. Canh khoai sọ nấu rong biển và cá viên

Rong biển chứa hàm lượng iode phong phú, có thể kích thích tuyến yên làm giảm mức hormone nữ, khôi phục chức năng buồng trứng, điều chỉnh sự rối loạn nội tiết, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn của chứng tăng sinh tuyến vú.

Chuẩn bị

1 củ khoai sọ, cá viên, rong biển khô và 1 ít hành lá

Gia vị: muối, đường, tiêu…

Cách làm

Khoai gọt vỏ rửa sạch cắt miếng; rong biển ngâm nước rửa sạch, cắt sợi; cá viên cắt đôi.

Nước sôi cho khoai sọ vào nấu chín sau đó thêm rong biển và cá viên, nêm gia vị vừa ăn, nấu thêm 10 phút, rắc hành lá.

2. Canh bách hợp nấu nhãn và thịt bò

Nhãn chứa các thành phần có thể làm ức chế u xơ tử cung, thường xuyên ăn canh này sẽ cải thiện chứng rối loạn nội tiết, xóa vết tàn nhang, làm đẹp da.

Chuẩn bị

2 búp bách hợp tươi, 10 quả nhãn, 300g thịt bò, gừng

Gia vị: muối, bột ngọt

Cách làm

Bách hợp rửa sạch, nhãn bỏ vỏ bỏ hạt, thịt rửa sạch cắt miếng, trụng nước sôi, gừng cắt sợi.

Dùng nồi đất nấu nước sôi rồi bỏ các nguyên liệu vào nấu với lửa vừa trong 2 giờ, nêm gia vị.

3. Canh bí đỏ nấu sườn

Bí đỏ giàu vitamin A, món canh này thích hợp cho người trung niên có dáng mập, khử hỏa, dưỡng da, điều hòa khí huyết.

Chuẩn bị

80g đậu phộng, 300g sườn heo, 200g bí đỏ, 1 quả cà chua

Gia vị

Cách làm

Rửa sạch các nguyên liệu, cắt miếng, sườn trụng nước sôi, đậu phông ngâm nước trong vòng 2 giờ.

Nước sôi cho sườn, đậu phộng vào nấu sôi lại vặn lửa nhỏ nấu 40 phút, cho bí đỏ, cà chua, nêm gia vị.

4. Canh hạt sen nấu thịt nạc

Hạt sen có thể điều tỳ bổ thận. Bách hợp giúp nhuận phế ninh tâm, trị hư nhược, điều tiết chức năng thần kinh, phòng trị bệnh đới hạ, bảo vệ sức khỏe.

Chuẩn bị

50g hạt sen 50g, 30g bách hợp tươi, 250g thịt nạc, gừng, hành

Gia vị (rượu vàng, muối, bột ngọt)

Cách làm

Hạt sen bỏ tim rửa sạch, bách hợp rửa sạch tách cánh, thịt rửa sạch cắt miếng. Cho hạt sen gừng, thịt vào nồi sành, thêm nước và rượu vàng nấu sôi rổi cho nhỏ lửa nấu thêm 40 phút. Cho bách hợp vào nấu chín, nêm gia vị, hành.

5. Canh đậu nành nấu cải trắng

Phytoestrogen trong đậu nành giống như phytoestrogen mà cơ thể tạo ra về mặt cấu trúc. Vì thế đây là món canh tốt cho việc bổ xung nội tiết tố, hỗ trợ điều trị tiền mãn kinh.

Chuẩn bị

200g cải trắng, 50g đậu nành, 50g thịt nạc, 30g bạch quả, 100g nấm đông cô, gừng

Gia vị

Cách làm

Đậu nành, cải trắng rửa sạch, bạch quả bỏ vỏ trụng nước sôi, nấm đông cô ngâm nước  rủa sạch, thịt rửa sạch cắt miếng. Nấu nước sôi cho đậu nành nấu sôi lại thêm các nguyên liệu khác vào nấu lửa nhỏ thêm 1 giờ, nêm muối vừa ăn.

6. Canh táo xanh nấu nha đam

Táo xanh vẫn được biết đến như một thần dược có nhiều tác dụng với sức khỏe, giúp thanh nhiệt dưỡng da, nhuận tràng và bổ huyết khí, đây là món ăn có tác dụng làm đẹp tuyệt vời cho nữ giới.

Chuẩn bị

2 quả táo xanh, 20 quả táo đỏ, 2 tai ngân nhĩ ngâm, 1 miếng nha đam, gừng, đường phèn

Gia vị

Cách làm

Táo xanh gọt vỏ bỏ hạt cắt hạt lựu, táo đỏ ngâm nước nóng, ngân nhĩ và nha đam bỏ vỏ cắt hạt lựu; gừng cắt sợi. Tất cả nguyên liệu cho vào tô lớn chưng cách thủy với đường phèn.

7. Canh thịt heo nấu mướp đắng

Món canh này thúc đẩy sự trao đổi chất, hỗ trợ thải độc tố ra ngoài. Hàm lượng vitamine C trong dưa leo cao gấp 5 lần dưa hấu nên canh này có thể giúp da dẻ trắng trẻo và giữ được tính đàn hồi đồng thời ức chế sự hình thành hắc tố đen, giúp tiêu viêm, ức chế đường chuyển hóa thành mỡ chống béo phì.

Chuẩn bị

150g thịt heo, ½ quả mướp đắng, 100g nấm rơm, gừng, hành

Gia vị: rượu vàng, muối, tiêu sọ xay.

Cách làm

Mướp đắng bỏ hạt cắt miếng, dùng dầu salad xào gừng, nấm rơm, cho rượu vàng và nước vào nấu sôi khoảng 15 phút thì vớt bọt, cho các nguyên liệu còn lại vào nấu chín, thêm hành, nêm gia vị theo sở thích.

b) 5 phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Bên cạnh đó, các chị em cũng nên thêm những thực phẩm sau vào thực đơn chính hoặc phụ của mình, không chỉ giúp điều trị rối loạn nội tiết tố mà còn tăng sức đề kháng, ngằn ngừa “bách bệnh”.

1. Tỏi

tỏi

Chị em chỉ cần nhai từ 1 đến 2 nhánh tỏi mỗi ngày, không những giúp duy trì nội tiết tố nữ ổn định mà còn tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, tỏi còn giúp chống viêm nhiễm và kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy đây chính là một trong những bài thuốc dân gian trị rối loạn nội tiết tố nữ vô cùng đơn giản mà lại có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng.

2. Cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng giúp kiểm soát những bất thường về rối loạn sinh lý nữ ở nữ giới, khắc phục những biểu hiện do thiếu hụt nội tiết tố gây ra như sạm da, nám da, tàn nhang, rụng và xơ tóc, tâm lý bất ổn…

Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung còn kích thích giải phóng estrogen, giúp thụ thai dễ dàng hơn, ngăn ngừa những bệnh lý gây ra do thiếu hụt và rối loạn nội tiết tố.

3. Dầu dừa

dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa từ 30 - 40% axit lauric và nhiều hợp chất có tác dụng kháng nấm, kháng virus và kháng khuẩn nên đây là một vị thuốc giúp kháng viêm và khôi phục những niêm mạc bị tổn thương hiệu quả.

Dầu dừa hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn xấu khi cơ thể người phụ nữ đang bị thiếu hụt hoocmon estrogen.

Chị em có thể sử dụng dầu dừa trong các món ăn của mình hoặc dùng thay thể dầu ăn hoặc mỡ.

4. Sữa ong chúa

Sữa ong chúa có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố.

Theo nghiên cứu của Tạp chí quốc tế về khả năng sinh sản và vô sản (đăng năm 2008), sữa ong chúa giúp kích thích quá trình sản sinh folliculogensis -hoạt chất ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng-, đồng thời làm tăng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Ngoài ra, sữa ong chúa còn có tác dụng tăng cường và thúc đẩy hoạt động của buồng trứng và chất lượng trứng.

Đây là thành phần thường được dùng trong các bài thuốc dân gian điều trị rối loạn nội tiết tố và vô sinh hiếm muộn.

5. Ngải cứu

ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm giúp điều hòa khí huyết, kinh nguyệt không đều ở nữ giới.

Ngải cứu tươi hay ngải cứu phơi khô rồi sắc thành nước uống hoặc tán bột đều có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Ngải cứu kết hợp với tía tô còn có tác dụng chữa động thai rất hiệu quả.

điều trị rối loạn nội tiết tố

Trên đây là những bài thuốc dân gian (các món ăn và các loại thảo dược)  trị rối loạn nội tiết nữ mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà. Các phương pháp này có ưu điểm lớn nhất là an toàn, lành tính, vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên hiệu quả của mỗi phương pháp còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh những bài thuốc này, các chị em nên hạn chế những thói quen không lành mạnh trong cuộc sống có thể làm ảnh hưởng hệ thống nội tiết tố như: lạm dụng các chất kích thích có cồn, thuốc lá, cà phê, lười vận động, cơ thể ì ạch...