Nội dung

I. Estrogen là gì?

II. Vai trò của Estrogen

III. Estrogen có thể bị thiếu hụt, nguyên nhân là do đâu?

IV. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt Estrogen

V. Cách nhận biết sự thiếu hụt Estrogen

VI. Cách khắc phục thiếu hụt Estrogen

I. ESTROGEN LÀ GÌ?

Estrogen còn được biết đến là hormone sinh dục nữ, tuy nhiên nó vẫn có mặt ở cơ thể nam giới, nhưng ở nữ giới có lượng Estrogen cao hơn, còn nam giới có nhiều testosterone hơn. Hormone Estrogen chủ yếu được tiết ra ở buồng trứng. Khi bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng của bạn gái sẽ tiết Estrogen có giới hạn cho từng chu kỳ kinh nguyệt. Vào giữa chu kỳ, nội tiết tố nữ sẽ tăng đột ngột, kích thích hoạt động giải phóng trứng và sẽ giảm nhanh sau khi rụng trứng.

Ở nữ giới, Estrogen đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, nhan sắc và chức năng sinh lý cho chị em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có 85% sự quyến rũ và khả năng giường chiếu của một người phụ nữ sẽ phụ thuộc trực tiếp vào loại hormone sinh lý này. Còn ở nam giới, Estrogen cũng rất quan trọng đối với chức năng sinh dục.

Thiếu hụt estrogen

Tồn tại trong cơ thể Estrogen có 3 dạng chính:

- E1 (Estrone): Dạng Estrogen này khá yếu và cũng là dạng duy nhất được tìm thấy sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ ở hầu hết trong các mô của cơ thể, chủ yếu là chất béo, cơ bắp. 

- E2 (Estradiol): Dạng nội tiết tố nữ mạnh nhất, do buồng trứng tiết ra. Sức khỏe, nhan sắc và chức năng sinh lý của người phụ nữ chủ yếu chịu sự tác động của E2.

- E3 (Estriol): Dạng yếu nhất, nó chính là chất thải được tạo ra trong quá trình cơ thể sử dụng E2 (estradiol).

Trong 3 loại Estrogen nội tiết tố nữ trên thì E1 có thể chuyển đổi thành E2 và E2 thành E3. Đối với E3, dạng Estrogen này không có khả năng chuyển đổi thành E1 hoặc E2.

II. VAI TRÒ CỦA ESTROGEN

2.1. Estrogen giữ vai trò đặc biệt đối với các bộ phận sinh sản

Buồng trứng: Estrogen có tác dụng kích thích sự phát triển của các nang trứng, nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.

Âm đạo: Estrogen có tác động đến việc hình thành nên các bộ phận sinh dục ngoài và bộ phận sinh dục trong của âm đạo. Đồng thời, kích thích sự phát triển âm đạo về kích thước ở độ tuổi trưởng thành, tăng độ axit để hạn chế nhiễm khuẩn, làm dày thành âm đạo.

Thiếu hụt estrogen - vai trò

Ống dẫn trứng: Estrogen ảnh hưởng đến sự phát triển về độ dày và thành cơ trong ống dẫn trứng, cũng như sự co thắt các cơ quá trình di chuyển trứng và tế bào tinh trùng được thuận lợi hơn.

Tử cung: Estrogen có tác dụng duy trì chất nhầy cổ tử cung, làm tăng lưu lượng máu, hàm lượng protein, thúc đẩy hoạt động của enzyme, cũng như tăng kích thước nội mạc tử cung. Đặc biệt, Estrogen còn kích thích các cơ trong tử cung phát triển và co bóp, điều này sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình sinh con và lột bỏ mô chết trong kỳ kinh nguyệt.

Cổ tử cung: Estrogen có tác dụng điều hòa dòng chảy, độ dày của dịch tiết niêm mạc tử cung, nhờ thế tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng gặp trứng và thụ thai.

Tuyến vú: Estrogen có vai trò quyết định sự phát triển của vòng 1 trong thời niên thiếu, sắc tố của đầu ti, tiết sữa khi cho con bú và ngừng tiết sữa khi trẻ thôi bú mẹ. Vòng 1 của chị em săn chắc hay chùng não, căng tròn hay lép kẹp là phụ thuộc phần lớn vào hormone này.

2.2. Vai trò, tác dụng của Estrogen đối với một số bộ phận khác của cơ thể

Ngoài bộ phận sinh sản, hormone sinh dục nữ còn tác động đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể đó là:

Da: Estrogen có chức năng cải thiện độ dày và chất lượng của làn da, đặc biệt là hàm lượng collagen giúp da luôn tươi trẻ, khỏe mạnh, mịn màng, có độ đàn hồi tốt, hạn chế nguy cơ hình thành nám nội tiết và tăng sinh các hắc sắc tố khiến da xỉn màu, kém sắc.

Não: Estrogen có thể điều chỉnh phần não liên kết đến sự phát triển tình dục.

Xương: Estrogen giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của hệ xương khớp, giúp chắc khỏe xương.

Gan và tim: Estrogen giữ trọng trách điều tiết quá trình sản sinh cholesterol trong gan về trạng thái tốt nhất, bảo vệ sức khỏe của tim và động mạch.

III. ESTROGEN CÓ THỂ BỊ THIẾU HỤT, NGUYÊN NHÂN LÀ DO ĐÂU?

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị thiếu hụt Estrogen bởi nhiều nguyên do, nhưng chủ yếu liên quan đến tình trạng buồng trứng chịu thương tổn, chẳng hạn như suy buồng trứng.

Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến. Tình trạng suy giảm nồng độ Estrogen ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh là điều rất bình thường. Tuy nhiên, hàm lượng hormone nữ này đã có xu hướng giảm dần từ vài năm trước đó (giai đoạn tiền mãn kinh).

Thiếu hụt estrogen - nguyên nhân

Mặt khác, thiếu hụt Estrogen còn có thể phát sinh bởi một số lý do khác gồm:

- Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng Turner...

- Rối loạn tuyến giáp.

- Lạm dụng việc tập thể dục thể thao.

- Suy dinh dưỡng.

- Đã hoặc đang tiếp nhận phương pháp hóa trị.

- Tuyến yên hoạt động kém.

- Có tiền sử gia đình về các vấn đề nội tiết tố.

>>> Xem thêm: Bổ sung Estrogen cho nữ giới – Tất cả những điều chị em nên biết để bảo tồn nhan sắc

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THIẾU HỤT ESTROGEN

Thiếu hụt Estrogen gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể, sinh lý và vẻ đẹp của chị em phụ nữ. Giúp chị em nhìn nhận ảnh hưởng do thiếu hụt Estrogen một cách tốt nhất, các vấn đề được phân làm 2 phần như sau:

4.1. Ảnh hưởng chung

Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Estrogen là một trong những nội tiết tố chính kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu hàm lượng Estrogen quá thấp kinh nguyệt có thể bị gián đoạn.

Vô sinh: Thiếu hụt Estrogen còn gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến việc mang thai trở nên khó khăn và nếu tình trạng này kéo dài, vô sinh hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Xương yếu: Estrogen góp phần duy trì độ chắc khỏe của xương, vì vậy phụ nữ sau mãn kinh bị thiếu hụt Estrogen có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương hay thậm chí gãy xương.

Cảm thấy đau rát khi quan hệ: Estrogen là giúp bôi trơn âm đạo, do đó nếu hàm lượng hormone này thấp dẫn đến tình trạng khô âm đạo và có thể xảy ra cơn đau khó chịu khi quan hệ tình dục.

Trầm cảm: Thiếu hụt Estrogen có thể gây cản trở quá trình sản xuất serotonin, từ đó góp phần thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực hay tệ hơn là trầm cảm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nồng độ Estrogen thấp còn ảnh hưởng đến độ dày của lớp mô bảo vệ trong niệu đạo, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công, dẫn đến nhiễm trùng.

Tăng cân: Estrogen là một trong nhiều nhóm nội tiết tố đóng vai trò kiểm soát cân nặng và lượng chất béo dự trữ. Do đó, tình trạng suy giảm hàm lượng hormone Estrogen có thể góp phần gây nên tình trạng tăng cân ở phụ nữ, tích trữ chất béo nhiều ở khu vực từ hông, đùi sang bụng.

Lão hóa da: Estrogen không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý mà nó còn tác động đến vẻ đẹp, khi hàm lượng suy giảm sẽ tăng khả năng bị nám da, làn da nhăn và kém tươi tắn ở độ tuổi mà đáng lẽ làn da và nhan sắc đang sung sức nhất.

Thiếu hụt estrogen - nhận biết

4.2. Ảnh hưởng cụ thể đến từng nhóm đối tượng

- Đối với lứa tuổi dậy

Tuổi dậy thì của bạn gái (từ 12 - 16 tuổi) đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt. Trong độ tuổi dậy thì, nội tiết tố Estrogen được buồng trứng tiết ra làm cho cơ thể thay đổi, từ đó một cô gái lớn nhanh để trở thành một người phụ nữ. Lượng Estrogen tự nhiên của cơ thể ở giai đoạn này rất dồi dào. Estrogen kích thích để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, làm cơ thể cô gái có những đường cong gợi cảm hơn và ngực cũng nở nang, săn chắc hơn, da dẻ mềm mại, trắng trẻo và giọng nói trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, khi tuổi dậy thì dừng lại, mức độ Estrogen trong cơ thể giảm đáng kể, để lại bộ ngực vẫn ở kích thước đó trong suốt cuộc đời trưởng thành.

Sự thiếu hụt Estrogen trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn trong quá trình phát triển cơ thể của các cô gái: Thấp bé, còi xương, da dẻ kém mềm mại là những hệ quả đầu tiên. Những cô gái thiếu hụt nội tiết tố nữ Estrogen khi dậy thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao hơn, chưa kể ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản sau này.

- Đối với nữ giới đang ở độ tuổi sinh sản

Ở độ tuổi sinh sản, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, gián đoạn bởi những lần mang thai sinh nở, do vậy lượng Estrogen tự nhiên được sản sinh ra không đều và không phải lúc nào cũng dồi dào. Estrogen không đủ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó đậu thai - một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn, hoặc thiếu sữa khi nuôi con (do tuyến vú không phát triển khi mang thai).

Bên cạnh đó, sự rối loạn sản sinh Estrogen dẫn đến thiếu hụt còn làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo, khiến chị em có tâm lý ngại gần gũi với chồng - đôi khi đây lại là thủ phạm làm tan vỡ hạnh phúc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thiên chức làm mẹ, làm vợ của họ. Sự thiếu hụt Estrogen dẫn tới nguy cơ loãng xương sớm và bệnh xơ vữa động mạch ở phụ nữ. Cùng với đó, chị em có khả năng bị nám da, làn da nhăn và kém tươi tắn ở độ tuổi mà đáng lẽ làn da và nhan sắc đang sung sức nhất.

- Đối với phụ nữ đang ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

Đối với độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể gần như luôn trong tình trạng thiếu Estrogen bởi quá trình lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung làm giảm sản sinh Estrogen. Không có trứng chín đồng nghĩa với việc không có thể vàng để tạo ra Estrogen và progesteron, thay vào đó, gan, tuyến thượng thận cùng các u mỡ ở tuyến vú có nhiệm vụ sản sinh nội tiết tố nữ.

Sự thiếu hụt trong giai đoạn này gây ra hàng loạt các vấn đề cho chị em phụ nữ như: Rối loạn về sinh lý (khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ và trầm cảm, mất ham muốn tình dục...), làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý loãng xương, tim mạch, thận... và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn để vẻ đẹp làn da khiến da bị nám, sạm đen và nhăn nheo, chùng xuống.

>>> Xem thêm: Bổ sung estrogen bằng cách nào vừa hiệu quả vừa dễ dàng thực hiện được ngay tại nhà?

V. CÁCH NHẬN BIẾT SỰ THIẾU HỤT ESTROGEN

Suy giảm Estrogen thường xảy ra khi phụ nữ chuẩn bị nước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, ngày nay do tác động từ môi trường và áp lực cuộc sống khiến nhiều phụ nữ tuổi ngoài 30 đã phải đối mắt với tình trạng này. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy Estrogen suy giảm:

Thiếu hụt estrogen - ảnh hưởng

- Chu kỳ không đều.

- Khó thụ thai, vô sinh.

- Xương yếu, thường xuyên đau nhức các khớp...

- Giao hợp đau và khô rát.

- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.

- Mất ngủ.

- Tiểu đêm.

- Trầm cảm.

- Dễ cáu gắt.

- Giảm trí nhớ.

- Tăng nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Da khô, xuống màu, có nếp nhăn, xuất hiện nám, đàn hồi kém...

- Tăng cân, mỡ tập trung nhiều ở bụng, đùi, mông, bắp tay...

VI. CÁCH KHẮC PHỤC THIẾU HỤT ESTROGEN

6.1. Sử dụng liệu pháp thay thế hormone

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là phương pháp chữa trị phổ biến cho vấn đề suy giảm nồng độ Estrogen được các bác sĩ đề xuất và trực tiếp thực hiện. Liệu trình này có nhiều loại, nhưng thường áp dụng cách kết hợp Estrogen và progesterone vì đạt hiệu quả cao trong việc cân bằng nồng độ Estrogen. Đối tượng chủ yếu của phương pháp thay thế hormone dạng kết hợp như trên là phụ nữ sắp bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc đang trải qua các dấu hiệu sau mãn kinh.

Ngoài ra, liệu pháp thay thế hormone có thể được sử dụng bằng nhiều cách khác như: Uống, bôi trực tiếp lên da, đặt tại âm đạo, tiêm. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liều dùng khác nhau, thường là liều thấp nhất có tác dụng.

Thiếu hụt estrogen - điều trị

Mặc dù hiệu quả, nhưng liệu pháp thay thế hormone áp dụng sẽ gây ra tác dụng phụ như: Đầy hơi, đau đầu và chảy máu âm đạo. Đồng thời, phương pháp có giới hạn về đối tượng sử dụng, không sử dụng được cho các trường hợp sau:

- Có tiền sử đột quỵ.

- Đau tim.

- Tăng huyết áp.

6.2. Điều trị bằng liệu pháp Estrogen

Liệu pháp Estrogen (ET) là phương pháp điều trị dự phòng được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu hụt Estrogen bởi một số nguyên nhân như cắt bỏ buồng trứng. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ cũng đề nghị người bệnh áp dụng phương pháp này để đối phó với những triệu chứng mãn kinh khó chịu.

Liệu pháp Estrogen được sử dụng qua 2 đường truyền chính là truyền qua da hoặc bằng đường uống với các dạng sử dụng như: Viên uống, Estrogen qua da, kem bôi, thuốc đạn Estrogen... Tương tự như việc điều trị thiếu hụt Estrogen bằng liệu pháp thay thế hormone, liệu pháp Estrogen cũng gây ra các tác dụng phụ khi dùng như:

- Tăng nguy cơ ung thư vú.

- Tăng nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch phổi.

- Có thể kèm theo các triệu chứng: căng ngực, đầy hơi, buồn nôn, nhức đầu, chuột rút ở chân, chảy máu âm đạo...

6.3. Điều trị bằng các thực phẩm tự nhiên và duy trì thói quen sống tốt

Ngoài 2 cách thức y khoa trên thì chị em có thể tăng cường Estrogen cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu Estrogen từ động, thực vật thông qua các bữa ăn hàng ngày như: Hạt vừng, hạt lanh, hạt đậu nành, vitamin D, quả đào, mâm xôi, việt quất, dâu tây và các loại rau như bông cải trắng, súp lơ, bắp cải... Đồng thời, kết hợp với thói quen sống lành mạnh như: Làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên, duy trì cân nặng... Biện pháp này tuy hiệu quả rất chậm, nhưng an toàn và không có giới hạn về đối tượng áp dụng.

6.4. Điều trị bằng cách sử dụng Careline Evening Primrose Oil

Careline Evening Primrose Oil là sản phẩm tinh chất tinh dầu hoa anh thảo đặc biệt mang đến hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ cân bằng nội tiết tố giải quyết hiệu quả nhanh chóng và an toàn tình trạng suy giảm nội tiết tố của chị em. Từ đó, loại bỏ các vấn đề do suy giảm nội tiết tố gây ra, cân bằng lại sức khỏe, vẻ đẹp và chức năng sinh lý.

Ngoài hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, sử dụng tinh dầu hoa anh thảo Evening Primrose Oil còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh, làm chậm quá trình mãn kinh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cao huyết áp, cholesterol cao, chuyển hóa mỡ, bệnh Parkinson.

Đặc biệt, với những bạn có làm da dầu, mụn sử dụng tinh dầu hoa anh thảo Evening Primrose Oil còn hỗ trợ điều chỉnh sự trao đổi chất của các tuyến bã nhờn làm giảm lượng dầu tiết ra và đồng thời hỗ trợ điều trị dứt điểm mụn trứng cá, làm da sáng, khỏe mạnh và mịn màng hơn.

Careline Evening Primrose Oil là sản phẩm của Careline - một trong những thương hiệu lớn hàng đầu tại Úc về dòng hàng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm được điều chế bằng phương pháp ép lạnh tân tiến nhất hiện nay, mang lại độ tinh chế cao nhất đảm bảo sử dụng hiệu quả và an toàn.

>>> Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI DÂY