Nội dung

I. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

II. Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?

III. Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những gì?

IV. Các bước tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ

V. Vì sao cần xét nghiệm nội tiết tố nữ?

VI. Khi nào cần xét nghiệm nội tiết tố nữ?

VII. Những chú ý khi thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ

I. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là xét nghiệm lấy máu để kiểm tra các chỉ số nội tiết của cơ thể nữ giới. Mục đích của loại xét nghiệm này giúp theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai, nhu cầu tình dục, khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố nữ còn được áp dụng để theo dõi thời kỳ mãn kinh, sự mất cân bằng của nội tiết tố và các nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.

II. Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế công và cơ sở y tế tư thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ với dịch vụ và và giá thành khác nhau. Tuy vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao sẽ giúp bạn có kết quả xét nghiệm chuẩn xác và biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Dưới đây là bảng giá xét nghiệm nội tiết tố bạn có thể tham khảo: 

Xét nghiệm Giá tiền
AMH 849.000 vnđ
FSH 149.000 vnđ
LH 149.000 vnđ
Estrogen 149.000 vnđ
Testosteron/DHEA 149.000 vnđ
Progesteron 149.000 vnđ

Đây là mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Giá xét nghiệm nội tiết tố nữ có thể thau đổi theo từng thời điểm khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu thực hiện xét nghiệm này hãy liên hệ đến các trung tâm y tế để được tư vấn chính xác nhé.

III. Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ. Trong đó, mỗi chỉ số xét nghiệm sẽ thể hiện một vấn đề khác nhau.

1. Xét nghiệm estrogen

 Xét nghiệm estrogen

Nội tiết tố estrogen là một trong những hormone sinh dục rất quan trọng của nữ giới. Estrogen được tạo tại buồng trứng và được chia làm 3 dạng chính:

  • E1 – Estrone
  • E2 – Estradiol: là dạng phổ biến nhất của estrogen. Hầu hết chỉ số Estrogen trong các xét nghiệm nội tiết tố nữ là chỉ số E2. Nồng độ E2 quá cao có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, đau đầu, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, thậm chí gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • E3 – Estriol: thường được kiểm tra ở các thai phụ. Chỉ số E3 có thể phản ánh được những bất thường liên quan đến sức khỏe thai nhi.

Ngưỡng bình thường của nội tiết tố estrogen bao gồm từ 70 - 220 pmol/l. Xét nghiệm nội tiết tố Estrogen nên được thực hiện vào ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt.

Người bệnh được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nội tiết tố estrogen thường gặp các biểu hiện  như kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đọa bất thường sau mãn kinh, dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn hơn bình thường.

2. Xét nghiệm Progesterone

 Xét nghiệm estrogen

Progesterone là một hormone quan trọng trong việc điều hòa đường huyết và sự phát triển của thai nhi. Nó có tác dụng giúp chuẩn bị cho tử cung tiếp nhận trứng khi đã được thụ tinh. Trong trường hợp:

  • Trứng không được thụ tinh: nồng độ progesterone giảm mạnh và cơ thể bạn sẽ tiếp tục cho một chu kỳ kinh nguyệt mới.
  • Trứng được thụ tinh: nồng độ progesterone tăng cao, có tác dụng trong việc lưu thông tuần hoàn máu, cung cấp cho niêm mạc tử cung và làm tuyến trong các nội mạc tử cung cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng phôi thai phát triển.

Khi xét nghiệm progesterone ở phụ nữ mang thai, chỉ số này thường cao để bảo vệ thai nhi. Với người bình thường, chỉ số progesterone và estrogen thường ở mức cân bằng để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt.

Vì vậy, khi xét nghiệm progesterone có tác dụng giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai sản hoặc vấn đề sinh sản của phái nữ.

3. Xét nghiệm FSH

 Xét nghiệm estrogen

FSH là hormone kích thích nang trứng được sản xuất bởi tuyến yên. FSH có tác dụng kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng để hỗ trợ cho quá trình thụ tinh của cơ thể nữ giới. Khi nữ giới đến độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, FSH được tiết ra rất nhiều. Đó là dấu hiệu cho thấy buồng trứng đang mất dần khả năng sinh sản. 

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm FSH khi bệnh nhân có biểu hiện chảy máu bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, khô âm đạo, thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, khối u tuyến yên, u nang buồng trứng.

4. Xét nghiệm Testosterone/DHEA

 Xét nghiệm estrogen

Testosterone thường được nhắc đến ở cơ thể của nam giới. Tuy nhiên trong cơ thể của nữ cũng có phần nhỏ lượng hormone này. Trong cơ thể nữ giới, Testosterone được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận. Hầu hết sau đó sẽ được chuyển đổi thành estradiol với sự trợ giúp của enzyme nội sinh tên là aromatase.

DHEA cũng là một loại hormone xuất hiện nhiều ở cơ thể nam giới nhưng cũng xuất hiện ở nữ. Người bệnh được chỉ định xét nghiệm các chỉ số này khi cơ thể có những biểu hiện như:

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Có vấn đề bất thường về buồng trứng.
  • Tăng cân bất thường.
  • Mụn nổi lên nhiều và bất thường.
  • Xuất hiện nhiều biểu hiện của giới tính nam như giọng trầm, hói đầu,...

5. Xét nghiệm AMH

 Xét nghiệm estrogen

Hormone AMH là một loại hormone phản ánh tình trạng số lượng trứng có trong buồng trứng của người phụ nữ.  Việc xét nghiệm nội tiết AMH cho biết số lượng trứng còn lại trong buồng và phản ánh xem buồng trứng của người phụ nữ có bị lão hóa hay không.

Xét nghiệm AMH là một xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị hiếm muộn ở nữ giới. Nó giúp đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng một cách chính xác. 

Thường, chỉ số AMH cao nhất vào năm 25 tuổi và giảm dần vào thời gian sau đó. Nồng độ AMHA thông thường sẽ dao động từ 2-6,8ng/ml. Nồng độ này thường có tính ổn định nên khi xét nghiệm chỉ số AMH sẽ có thể tiến hành vào bất kỳ thời gian nào.

6. Xét nghiệm LH

Hormone LH được sản xuất ở thùy trước tuyến yên với vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Chúng có tác dụng kích thích giải phóng buồng trứng, điều hòa kinh nguyệt đều đặn. Vì vậy, việc xét nghiệm LH sẽ phục vụ cho việc tìm ra nguyên nhân vô sinh, kinh nguyệt không đều thời điểm mang thai cao nhất, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh của cơ thể.

IV. Các bước tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ

Các bước tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ được tiến hành bằng cách lấy máu và đưa vào dụng cụ chuyên dụng để phân tích. Thường, những người được chỉ định xét nghiệm nội tiết tố nữ trải qua 4 bước chính.

Bước 1: Được thăm khám bởi bác sĩ

  • Sàng lọc triệu chứng.
  • Tiền sử bệnh lý.
  • Đánh giá tổng quan về thể lực.

Bước 2: Lấy máu

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ thường được tiến hành vào buổi sáng và yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn để có thể thu về kết quả chính xác.

Bước 3: Phân tích máu

  • Được các bác sĩ có chuyên môn tiến hành kiểm tra và phân tích.

Bước 4: Nhận kết quả. 

  • Khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đọc kết quả và phân tích cụ thể cho người xét nghiệm hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình.

V. Vì sao cần xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Vì sao cần xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm nội tiết tố là một trong những xét nghiệm rất cơ bản để bác sĩ có thể xem xét tình trạng sức khỏe của bạn. Và dễ dàng trong việc đưa ra kết luận dựa trên những chỉ số xét nghiệm. Nhằm

  • Chẩn đoán: Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp chẩn đoán một số triệu chứng bất thường của cơ thể như một số tình trạng chậm phát triển, vô sinh, mãn kinh, PCOS và một số loại khối u.
  • Theo dõi bệnh lý tốt hơn: Sau khi đã phẫu thuật chẩn đoán mắc bệnh, xét nghiệm nội tiết tố liên tục giúp bác sĩ theo dõi được sát sao chỉ số về sức khỏe. Từ đó giúp bác sĩ điều chỉnh phương pháp chữa bệnh cho phù hợp với bệnh nhân. 
  • Sàng lọc: Xét nghiệm nội tiết tố nữ còn giúp sàng lọc và bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ định kỳ.

VI. Khi nào cần xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Khi nào cần xét nghiệm nội tiết tố nữ

  • Kinh nguyệt ra ít hoặc kéo dài hơn bình thường.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi và mất ngủ.
  • Cơ thể vã mồ hôi, rụng tóc, tăng cân không kiểm soát
  • Chưa khi nào có kinh nguyệt hoặc đã có kinh nhưng nhiều tháng liền không thấy.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Gặp khó khăn khi thụ thai.
  • Phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm

VII. Những chú ý khi thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ

Khi tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ, người kiểm tra cần:

  • Nhịn ăn sáng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Giữ tinh thần thoải mái.
  • Uống đủ nước.
  • Khai rõ tiền sử bệnh tật.

Lời kết: Trên đây là tổng quan kiến thức về xét nghiệm nội tiết tố nữ. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trong bài biết sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe được tốt hơn.